Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Bài thuốc từ lá dâu tằm trị rôm sảy

Vào thời tiết nắng nóng trẻ em thường bị rôm sảy với các nốt sần nhỏ li ti trên da (có thể có mủ) gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây cũng là một trong những vấn đề về da rất phổ biến xảy ra ở trẻ, lành tính và không khó để chữa trị. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản từ thảo dược dùng để trị rôm sảy ở trẻ em hiệu quả nhanh chóng và an toàn.

Bài thuốc từ gừng tươi trị rôm sảy

Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Bạn nên thực hiện theo cách này mỗi ngày bôi 2 – 3 lần cho trẻ. Bôi liên tục trong 5 ngày.


Hoặc bạn có thể thực hiện bằng cách lấy gừng tươi giã nhỏ, đun sôi với nước dùng để tắm cho trẻ vào mỗi buổi sáng hàng ngày. Tắm trong 3 ngày.

Bài thuốc từ lá dâu tằm trị rôm sảy

Lấy là dâu tằm rửa sạch, đun sôi với nước dùng để tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong cho bé, bạn dùng khăn mềm lau khô người, sau đó dùng bột đậu xanh rắc lên. Thực hiện theo cách này liên tục trong khoảng 3 - 5 ngày sẽ hết rôm xảy.

Bài thuốc từ lá bọ mẩy tươi trị rôm sảy

Kết hợp dùng lá bọ mẩy (70 – 100g) và bạc hà 15g. Trước tiên bạn lấy lá bọ mẩy sắc lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày.

Một cách khác là bạn chỉ cần lấy lá bọ mẩy tươi đem sắc nước như sắc thuốc bắc cho trẻ uống ngày 2 lần vào các buổi sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

Bài thuốc từ mướp đắng trị rôm sảy

Bạn lấy 2 quả mướp đắng tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho trẻ. Tắm liên tục trong 5 ngày sẽ giảm ngay tình trạng rôm sảy rất tốt. Mướp đắng có tác dụng thanh lọc da và làm mát da.

Bài thuốc từ cây sài đất tươi trị rôm sảy

Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.

Bài thuốc từ bột sắn dây trị rôm sảy


Bột sắn đây có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể rất tốt và được dùng phổ biến trong dân gian làm thức uống giải khát và chế biến các món ăn mát. Khi trẻ bị rôm sảy, phụ huynh chỉ cần lấy bột sắn dây pha với nước ấm rồi cho trẻ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.


Cùng với việc thực hiện theo các bài thuốc nêu trên, phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho da bé hàng ngày và mặc quần áo khô thoáng để nhanh chóng loại bỏ rôm sảy và cảm giác khó chịu cho trẻ.

Cách dùng lá đâu tằm để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cần được triển khai kịp thời, nếu bệnh phát nặng việc điều trị sẽ rất phức tạp. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian do lương y Huyên Thảo (Hà Nội), xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:

1. Dùng gừng tươi:

- Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.


- Lấy một mẩu gừng, cỡ ngón tay, giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với trẻ nhỏ, cách trị bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh mọc dày đặc, tắm liên tục 3-4 ngày, đã thấy kết quả. Tuy nhiên chớ nên sắc quá đặc. Để tránh trẻ bị dị ứng, lần đầu chỉ nên dùng ít gừng, sau đó sẽ tăng dần liều lượng.

2. Dùng lá dâu tằm:

Hái lá dâu tằm, khoảng 200g, cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Thông thường, tắm liên tục 3-5 ngày là rôm hết mọc.

3. Dùng lá bọ mẩy:

- Uống trong: Dùng lá bọ mẩy tươi 50g (trẻ nhỏ giảm bớt liều), sắc 2 lần, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

- Bôi ngoài: Dùng lá bọ mẩy tươi 70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước thuốc xát rửa chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần.


(Cây bọ mẩy còn có tên là "bọ nẹt", "đại thanh", "đắng cay", "mẩy kỳ cáy", "thanh thảo tâm", "lộ biên thanh",...).

Chia sẻ các bước trị rôm sảy cho trẻ

Rôm sảy là chứng bệnh về da thường gặp đối với trẻ vào những ngày hè, khi tuyến mồ hôi bị chèn ép, bít kín làm mồ hôi tắc nghẽn, không thoát ra ngoài da. Rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ ra mồ hôi nhiều.

Bước 1: Tắm cho bé với nước có pha bột ngô, bột yến mạch hay soda.

Bước 2: Trong quá trình tắm, có thể dùng xà bông có tính dịu nhẹ, hay công hiệu hơn là loại xà bông có tác dụng trị rôm sảy. Sau khi tắm xong, dùng khăn tắm lau khô người bé.

Bước 3: Thoa kem có chứa thành phần hydrocortisone, bởi loại kem này có tác dụng trị rôm sảy. Nên thoa kem lên toàn bộ cơ thể bé.

Bước 4: Sử dụng sản phẩm có chứa axit salicylic để bôi lên nốt rôm, sảy. Loại kem này sẽ có tác dụng làm khô bề mặt da, làm se lỗ chân lông.

Bước 5: Thoa kem lại sau từ 3 đến 4 giờ.


Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách nhưng những nốt rôm sảy vẫn không chịu “đầu hàng”, bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia da liễu.
- Để ngăn chặn sự xuất hiện của rôm sảy, luôn giữ cho cơ thể được mát mẻ. Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm só và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:

1. Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều

Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.

2. “Ngụy trang” cho bé

Việc ngụy trang cho bé rất quan trọng bởi nó giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh việc mặc cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt chuẩn (bởi kính rởm sẽ làm hại mắt hơn là không đeo kính), bạn cũng cần thoa kem chống nắng cho trẻ.
Khi thoa kem chống nắng chú ý thoa tất cả các vùng mà quần áo, mũ nón không thể bảo vệ được.
Ngoài ra, cần đội cho trẻ những chiếc mũ rộng vành, để giúp hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt.

3. Vệ sinh da sạch sẽ

Để vệ sinh da sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm dành cho trẻ em, không dùng những loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm 1 quả chanh vào nước tắm của trẻ để tránh trị rôm sảy.

Giữ cho làn da luôn thoáng mát, bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

Trị bị rôm sảy nếu không được vệ sinh đúng cách

Trẻ bị rôm sảy nếu không được vệ sinh đầy đủ có thể phát triển thành mụn nhọt. Ở trẻ bình thường, các nốt mụn nhọt sẽ khỏi trong vòng 8-10 ngày. Nhưng nếu sức đề kháng yếu, nhọt có thể mọc liên tiếp hết nốt này đến nốt khác.

Trẻ bị rôm sảy rất phổ biến ở trẻ em trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống dễ bị bụi, ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.


Đa số trẻ bị rôm sảy thông thường, đến khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều em ít được chú ý giữ da sạch sẽ, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.


Để trẻ đỡ bị rôm và tránh da bị nhiễm khuẩn trong những ngày hè oi bức, các bậc cha mẹ nên dành cho con những gian phòng rộng rãi, thoáng mát nhất; tránh đưa trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt, hoặc chen chúc trong những phương tiện giao thông công cộng. Cho các cháu mặc quần áo vải mỏng, rộng, nhạt màu; nên chọn loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi, tránh dùng những loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi. Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trị rôm sảy ở trẻ em từ lá dâu tằm

Bệnh này khiến trẻ khó chịu trong người dẫn đến kém ăn kém ngủ còn các bậc cha mẹ thì lo lắng. Mách mẹo bài thuốc dân gian trị rôm sảy ở trẻ em - Rôm sẩy là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng.

Nguyên nhân của rôm sảy ở trẻ là do mùa nóng cơ thể tiết nhiều mồ hôi để nhiệt độ trong cơ thể giữ được ở mức ổn định 37 độ C. Tuy nhiên, do các tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị tắc nghẽn khiến cho mồ hôi không thoát ra được hết mà tụ lại dưới da gây phản ứng viêm nhẹ tại chỗ thành rôm sảy.


Phòng tránh

Hạn chế cách tối đa là không để cho bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB (UVA là tia cực tím bước sóng A khiến da của chúng ta nhăn nheo. UVB là tia cực tím bước sóng B gây bỏng da và ung thư hắc tố da.) từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị nắng, ra nhiều mồ hôi, thậm chí bị bỏng rát.
Ngoài ra, cần vệ sinh da sạch sẽ bằng cách bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm dành cho trẻ em, không dùng những loại sà phòng hoặc sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm 1 quả chanh, đun nước lá sài đất vào nước tắm của trẻ để tránh và trị rôm sảy ở trẻ em.
Cần giữ cho làn da luôn thoáng mát, bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quá chật và quá rộng.

Một số bài thuốc dân gian trị rôm sẩy ở trẻ em

Dùng gừng tươi:


- Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.
- Lấy một mẩu gừng, cỡ ngón tay, giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với trẻ nhỏ, rôm sảy mọc dày đặc, tắm liên tục 3-4 ngày, đã thấy kết quả. Tuy nhiên chớ nên sắc quá đặc. Để tránh trẻ bị dị ứng, lần đầu chỉ nên dùng ít gừng, sau đó sẽ tăng dần liều lượng.

Dùng lá dâu tằm:

Hái lá dâu tằm, khoảng 200g, cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Thông thường, tắm liên tục 3-5 ngày là rôm hết mọc.

Dùng lá bọ mẩy:

- Uống trong: Dùng lá bọ mẩy tươi 50g (trẻ nhỏ giảm bớt liều), sắc 2 lần, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
- Bôi ngoài: Dùng lá bọ mẩy tươi 70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước thuốc xát rửa chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần.

(Cây bọ mẩy còn có tên là "bọ nẹt", "đại thanh", "đắng cay", "mẩy kỳ cáy", "thanh thảo tâm", "lộ biên thanh",...).

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Trị rôm sảy bằng mướp đắng hiệu quả

Trẻ có một làn da nhạy cảm và mỏng chỉ bằng 1/4 da của ngưới lớn, vào mùa hè ở nhiệt độ cao từ 35 – 39 độ làm cho làn da trẻ dễ bị nổi rôm. Rôm sảy là những mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ gây ngứa. Vì thế làm cho bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Rôm sảy thường mọc thành từng đám và tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: lưng, ngực, trán, cổ, nách bẹn…Chữa rôm sảy ở trẻ rất đơn giản, nếu chữa đúng cách, và chăm sóc bé tốt hơn. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa rôm sảy cho trẻ rất hiệu quả.

Trị rôm sảy bằng mướp đắng

Chuẩn bị: 1 hoặc 2 trái mướp đắng
Cách thực hiện: Bạn có thể lấy 1 hoặc 2 trái mướp đắng tươi đem dã nát, cho vào miếng vải sạch, rồi lọc lấy nước tắm cho trẻ.
Sử dụng liên tục trong 5 ngày không những sẽ chữa được rôm sảy cho trẻ mà còn giúp mát da và đẹp da cho bé. Vì mước đắng có tính mát và rất lành.

Trị rôm sảy bằng nước dâu tằm


Chuẩn bị: 200g lá dâu tằm, 5 lít nước
Cách làm: Lấy lá dâu tằm đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước. Bạn có thể ướm chừng lượng nước dùng để đủ tắm cho bé. Sau đó dùng nước dâu tằm đang còn ấm để tắm cho bé. Có thể sử dụng liên tục 3 đến 5 ngày sẽ có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả.

Trị rôm sảy bằng gừng

Chuẩn bị: 70 g gừng tươi
Cách làm: Rửa sạch gừng, sau đó giã nát gừng các mẹ nên để cả vỏ gừng sẽ tốt hơn, các mẹ có thể lấy bông thấm nước gừng bôi trực tiếp lên vùng da nổi rôm, ngứa khiến trẻ khó chịu. Bôi liên tục 5 ngày để có kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy gừng tươi giã nhỏ, bỏ vào khoảng 2 lít nước rồi đem đun sôi. Sau đó lấy nước gừng này để nguội rồi tắm cho trẻ hàng ngày vào buổi sáng, tắm liên tục trong 3 ngày sẽ có kết quả.

Trong quá trình trị rôm sảy cho trẻ, các mẹ cũng nên chú ý đến việc mặc quần áo cho trẻ giúp trẻ luôn thoáng mát, tốt nhất là nên mặc cho trẻ những quần áo vải bằng cotton mềm, thoáng rộng, tắm cho trẻ mỗi ngày, lau sạch những vùng thường ra mồ hôi để giúp trẻ không bị hăm, đặc biệt các mẹ không nên sử dụng phấn rôm bôi lên những vùng đang bị rôm sảy, vì phấn rôm sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít lại, gây nhiểm khuẩn.

Nước cốt chanh trị rôm sảy cũng rất hiệu quả

Nguyên nhân gây rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi; khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm; do vận động cơ thể (làm việc nặng, chơi đùa…) với cường độ cao; mặc quần áo, tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí; do một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh, thường mọc rải rác ở đầu, cổ, ngực, lưng... Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì vậy, trẻ khi bị rôm sảy thường gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm. Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có một số trường hợp phải được điều trị.

1. Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng tính hàn, thường được chế biến thành những món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, nếu bé bị rôm sảy, bạn cũng có thể dùng mướp đắng để tắm cho bé rất hiệu quả. Vì vậy, nếu bé nhà bạn đang bị rôm sảy, mẩn ngứa, bạn có thể mua vài quả mướp đắng tắm cho bé. Mỗi lần tắm chỉ cần 2 quả vừa là được.
Cách nấu: Rửa sạch mướp đắng, sau đó xay (hoặcgiã nát), lọc lấy nước pha vào chậu tắm cho bé. Làn da bé sẽ nhanh chóng trở nên mát, mịn và các nốt rôm sảy cũng biến mất.

2. Lá kinh giới


Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Mẹ cũng có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá kinh giới. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, mẹ có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, mẹ lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với làn da mịn màng, hết rôm sảy của con sau vài lần tắm.

3. Lá dâu tằm

Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Hãy lấy một nắm lá dâu tằm, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa). Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.

4. Nước cốt chanh

Nếu da con không bị trầy xước, bạn có thể vắt chừng nửa quả chanh vào nước ấm để tắm cho bé. Tình hình rôm sảy sẽ cải thiện đáng kể. Tuyệt đối không chà xát chanh trực tiếp lên da bé.

5. Lá khế


Nô nức đi Spa bầu, sau sinh công nghệ cao như sao chỉ với 99k bầu, 199k sau sinh
Bạn có thể trị rôm sảy cho con bằng nước lá khế. Lấy một nắm lá khê ngâm, rửa thật sạch rồi bỏ tuốt phần gân cứng, đem xay/ giã nát với một chút muối hạt. Sau đó, bạn đem lọc nước lá khế vào chậu nước ấm rồi tắm cho con. Thực hiện liên tục trong 3-4 ngày là mẹ có thể thở phào vì vùng da chi chít rôm của con đã được cải thiện đáng kể.

6. Lá tía tô

Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt. Bạn có thể lấy lá tía tô rửa sạch, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt chấm lên toàn bộ vùng lưng bị rôm sảy vài lần mỗi ngày. Để nước cốt lá tía tô trong khoảng 10-15 phút cho khô bề mặt rồi đi tắm hoặc lau lại bằng nước ấm cho con là ổn.

7. Lá mảnh bát

Bạn có thể ra cửa hàng chuyên bán các loại lá ở chợ lớn sẽ dễ dàng tìm được loại lá này. Lá mảnh bát mua về, bạn nhớ rửa sạch rồi đem phơi. Khi nào cần dùng thì lấy ra chừng 2 nắm, rửa thật sạch một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ xăm xắp nước và đun sôi.
Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ là được. Chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho con. Bằng cách này, chỉ chừng 1 tuần là da bé sẽ láng mịn và đỡ hẳn những nốt rôm.

8. Rau sam


Thường mọc trong vườn và những nơi đất ẩm, rau sam có vị chua, tính hàn, không độc và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Bạn dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước rồi pha tắm cho bé để trị rôm sảy rất hiệu quả.

9. Hạt cây thì là và dầu dừa

Khi bé bị rôm sảy, bạn hãy giã nát hạt cây thì là rồi trộn lần với dầu dừa để thoa lên vùng da nhiều rôm cho bé. Sau đó để nguyên trong vòng 1 giờ rồi mới tắm lại bằng nước ấm, đảm bảo bé sẽ hết sạch những nốt rôm sảy.

10. Lá chè xanh


Có tác dụng trị rôm sảy rất tốt, tuy nhiên khi tắm bằng lá này, các bạn nên lưu ý: chè xanh dùng để tắm cho bé phải thật sạch, an toàn. Nên đun sôi một lúc để lá chè ngấm và pha đặc một chút (nước có màu nâu vàng), bởi nếu nước nhạt quá sẽ không có tác dụng. Bạn cũng không cần tắm chè xanh hàng ngày cho bé, vì sẽ rất mất thời gian và làm vàng khăn, vàng áo bé.

 

© 2015 Sức Khỏe Mẹ & Bé

Back To Top